Mất đến10 năm để di dời 50 hộ dân đi tạm cư
Mặc dù Hà Nội quan tâm việc cải tạo chung cư cũ từ rất lâu. Tiến hành kiểm tra, rà soát tình hình từ năm 2007 và được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 2007-2013, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành kiểm định 162 chung cư cũ. Đến năm 2014, sở tiếp tục rà soát thêm theo ý kiến đánh giá của chuyên gia. Thời điểm này, thành phố đã rà soát xong 1.600 chung cư.
Nhưng, thành phố đã phải mất 10 năm để vận động được chỉ 50 hộ dân đến nơi tạm cư. Số còn lại vẫn đang được tiếp tục vận động. Vấn đề vận động di dời đến nơi tạm cư đã vô cùng khó khăn, vấn đề cải tạo chung cư cũng sẽ khó khăn không kém.
Trước đó, giai đoạn 2005-2015, Hà Nội mới chỉ cải tạo được 14 chung cư cũ, đang triển khai cải tạo 5 chung cư. Trên địa bàn còn hàng trăm chung cư cũ vẫn chưa tìm các tháo gỡ để cải tạo.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng vẫn khó thực hiện
Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay đã có 18 nhà đầu tư quan tâm đến việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội như Việt Hưng, Vingroup, Ecopark, Sun Group, HUD, Vinaconex….
Nhưng, việc có nhà đầu tư thôi chưa đủ, mà còn phụ thuộc nhiều vấn đề mới có thể cải tạo được chung cư một cách hiệu quả.
Trong số những nguyên nhân gây khó khăn lớn nhất đến việc cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội đó là một số quy định khống chế về chiều cao và quy mô dân số.
Cụ thể, khi cải tạo chung cư cũ, Nhà nước không có tiền, khi huy động nguồn lực doanh nghiệp thì bị khống chế về mật độ dân số. Nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính để thực hiện cải tạo chung cư.
Đương nhiên, theo quy định hiện hành, vấn đề cải tạo yêu cầu phải giữ quy mô dân số hiện hành. Khu vực trung tâm Hà Nội còn được yêu cầu giảm dân số từ 1,2 triệu người giảm xuống còn 0,8 triệu người.
Như vậy, chung cư cũ tại Hà Nội thực sự là món đặc sản khó ăn, mặc dù được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.
>>>Xem thêm: Mua căn hộ Park Hill khang trang nội thất